Các yếu tố ảnh hưởng đến giá các loại vải trên thị trường

Thứ tư - 22/07/2020 05:45
Giá các loại vải trên thị trường sẽ giúp mọi người lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi người. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu
Mục lục

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định. Vấn đề ăn mặc vì thế ngày càng được coi trọng hơn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải với màu sắc, chất liệu, xuất xứ cũng như giá cả vô cùng đa dạng đáp ứng thị hiếu của người dùng.

Giá các loại vải trên thị trường cũng lên xuống theo thời gian. Bài viết sau sẽ giải đáp cho các bạn các yếu tố ảnh hưởng đến giá các loại vải trên thị trường. 
 

1. Vì sao cần quan tâm tới giá các loại vải trên thị trường?

Trước khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá các loại vải trên thị trường, chúng ta sẽ tìm hiểu các lý do người dùng nên quan tâm tới giá thành trước khi quyết định mua. 

  • Đảm bảo việc mua vải về sử dụng sẽ có giá thành tốt nhất, tránh những lãng phí không cần thiết.
  • Lựa chọn được đơn vị cung cấp vải đáng tin cậy, cung cấp các sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất. 
  • Có thể dự trù trước kinh phí, chủ động về mặt tài chính đặt mua một số lượng lớn vải cho cả một tập thể. 
cac loai vai tren thi truong
Vải lụa may đồng phục
 

2. Giá các loại vải trên thị trường là bao nhiêu?

Mỗi loại vải sẽ có một mức giá cao thấp khác nhau và có sự biến động theo thời gian. Do đó, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hiện nay, những loại vải phổ biến được làm từ sợi tự nhiên thì thường có giá từ 100,000 đến 320,000 đ/1m vải (giá sỉ). Còn loại vải nhân tạo, được sản xuất công nghiệp hơn thì có giá rẻ hơn, dao động từ 25,000 cho đến 900,000 đ/1m vải.
 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá các loại vải trên thị trường

3.1 Chất liệu vải

Trên thị trường hiện nay, các loại vải được tạo thành từ những sợi thiên nhiên, sợi tổng hợp và cũng có các loại vải sợi pha có cả thành phần thiên nhiên và nhân tạo. Chất liệu vải là yếu tố đầu tiên quyết định giá các loại vải trên thị trường.

Những chất liệu vải được sử dụng nhiều trong ngành may mặc hiện nay là: cotton, bamboo, polyester, rayon, wool, lụa, lông vũ, denim… Từng chất liệu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp cho mọi người lựa chọn tùy theo môi trường làm việc, môi trường sống, sở thích của mình. 
 

vai modal
Vải Modal

3.2 Quy trình sản xuất vải

Quy trình sản xuất vải là yếu tố thứ hai quyết định giá các loại vải trên thị trường. Có hai giai đoạn chính là sơ chế (dệt và nhuộm cơ bản) và tinh chế (tăng độ bền, mềm mượt và các tính chất khác). 

Vải có quy trình khắc khe với nhiều công nghệ tiên tiến sẽ cho ra chất lượng vải tốt hơn, và tất nhiên giá thành sẽ cao hơn so với các loại vải có quy trình sơ chế, tinh chế đơn giản.
 

3.3 Nhu cầu của người dùng 

Nhu cầu của người dùng kéo theo đó là số lượng lớn các loại vải được ưu tiên tại các cửa hàng cũng là yếu tố quyết định quan trọng đến giá các loại vải trên thị trường. 

Tùy vào nhu cầu và đòi hỏi thực tế của người dùng mà giá của các loại vải cũng có những cân đối, điều chỉnh phù hợp.
 

3.4 Đơn vị cung cấp

Giá thành của vải cũng hoàn toàn có thể chịu ảnh hưởng, tác động bởi chính đơn vị cung cấp. Mỗi một đơn vị sản xuất và cung cấp vải sẽ có bảng giá khác biệt đôi chút dựa theo công nghệ và chi phí nhân công của họ. Vì thế, giá cả trên thị trường cũng sẽ có sự biến động.

Trên đây những thông tin cần thiết dành cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu giá các loại vải trên thị trường. Chúng tôi hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể cảm thấy yên tâm nhiều hơn về giá thành các loại vải và tránh được việc lãng phí không đáng có khi mua hàng hớ. 

Bạn thấy đấy, không chỉ phụ thuộc vào chất liệu mà giá thành của mỗi loại vải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Mọi thắc mắc và đóng góp về bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin phía dưới. Và đừng quên đến với Kiến Bách Á nếu có nhu cầu đặt may đồng phục, các bạn nhé! 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây