Vải viscose là gì? Đặc tính và ứng dụng phổ biến của vải viscose

Thứ ba - 14/07/2020 04:37
Vải viscose là một trong những loại vải tổng hợp được ứng dụng trong việc may đồng phục. Cùng tìm hiểu đặc tính của loại vải này để lựa chọn chất liệu vải phù hợp nhé
Vai viscose
Vai viscose
Mục lục

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều chất liệu vải khác nhau. Trong số đó, vải viscose được yêu thích nhất vào mùa hè. Vậy, vải viscose là gì? Tại sao lại được nhiều người sử dụng vào mùa hè? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được công ty may mặc Kiến Bách Á giải đáp qua bài viết dưới đây.
 

1. Vải viscose là gì?

Vải viscose (còn hay gọi là vải Rayon) là một loại vải đã xuất hiện trên thị trường từ rất lâu đời. Nó là 1 loại vải tổng hợp và là một trong những loại vải có nguồn gốc từ nhiên.

Vải được tạo ra từ chất xơ của sợi cellulose tái sinh từ những cây đậu nành, cây tre, cây mía,.... Loại vải này đã được loại bỏ hết các chất phụ gia hóa học trước khi đến tay nhà thiết kế nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. 
 

Vai viscose
Vải viscose

Sợi vải có hình dạng, kích cỡ, trọng lượng, và cấu trúc giống với vải lụa nên có thể được dùng làm nguyên liệu hoàn hảo thay thế cho vải lụa. Vì có cấu trúc giống với vải lụa nên giá của loại vải viscose này chỉ ở mức tầm trung và bất cứ ai cũng có thể sử dụng.

Xem thêm: Vải cotton là gì? Ưu, nhược điểm và phân loại - Kiến bách á


2. Ưu điểm và nhược điểm của vải viscose là gì?

Vì sao loại vải này lại được ưa chuộng trong mùa hè nóng bức? Ưu và nhược điểm của vải viscose là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi nhiều người đặc ra khi tìm hiểu về loại vải này.
 

2.1 Ưu điểm

  • Loại vải này là giải pháp thay thế cho loại vải lụa một cách hoàn hảo vì nó có giá thành khá rẻ hơn
  • Chúng được ưa chuộng nhiều vào mùa hè là vì nó có khả năng thoáng khí và hút cực tốt không thua kém gì so với chất liệu cotton.
  • Có thể nói, ưu điểm lớn nhất của viscose chính là tính linh hoạt vì có thể pha trộn với nhiều loại sợi khác nhau. Đặc tính này giúp nhà sản xuất giảm được khoản chi phí cũng như thời gian để tạo độ mềm mại, độ bóng,.…
  • Chất liệu còn có sức đề kháng vừa phải với axit.
  • Khi mặc quần áo được sản xuất từ vải viscose, người dùng luôn cảm thấy thoải mái vì chất liệu vải này tương đối nhẹ và không tích điện trong quá trình sử dụng.
 

2.2 Nhược điểm

  • Có thể nói, nhược điểm lớn nhất là dễ bị nhăn, khi để trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ bị nấm mốc, khi phơi dưới ánh sáng mạnh thì vải dễ bị giảm chất lượng.
  • Nhược điểm lớn thứ hai chính là quá trình sản xuất làm suy giảm diện tích các khu rừng tự nhiên trên thế giới một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do sản xuất vải viscose cần phải sử dụng nguồn nguyên liệu chất xơ khá lớn. Do đó, nó sẽ phá hủy môi trường sống và có nguy cơ gây ra các mối đe dọa khác.
  • Loại vải này rất dễ bị giãn, khó có thể phục hồi nguyên hiện trạng như lúc ban đầu.
  • Khả năng chống mài mòn khá kém và rất dễ cháy.
  • Vì hầu hết các sản phẩm được làm từ chất liệu vải viscose đều phải được giặt khô nên sẽ gây khó khăn trong khâu vệ sinh.
Vai viscose
Vải viscose là loại vải thời trang cho phụ nữ

Tham khảo thêm: Giá các loại vải trên thị trường


3. Vải viscose được ứng dụng phổ biến như thế nào?

Với những những ưu điểm vượt trội, chắn chắn nhiều người sẽ thắc mắc ứng dụng của vải viscose là gì?

Các thương hiệu thời trang nổi tiếng tin dùng và lựa chọn loại vải này. Cụ thể, vải này là một trong những loại chất liệu được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc như thiết kế váy, các loại quần áo,...

Ngoài ra, vì vải viscose rất an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ nên loại vải này cũng là lựa chọn hàng đầu của những shop thời trang dành cho trẻ em. 

Bên cạnh đó, vải cũng được ứng dụng trong ngành thực phẩm như dùng để sản xuất giấy bóng kính, làm vỏ bọc xúc xích…

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc chắn các bạn đã có thể hiểu sơ lược vải viscose là gì và thực sự hiểu được tại sao vải viscose lại được nhiều người ưa chuộng trong những ngày hè.

Mọi thắc mắc đóng góp cho bài viết, bạn vui lòng liên hệ với kiến bách á để được giải đáp thắc mắc.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây